Kết quả tìm kiếm cho "Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 24
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Mấy ngày nay, cánh đồng ven biên đã ngập sâu, ngư dân chộn rộn khai thác nguồn lợi thủy sản. Con ốc đồng được bà con thu hoạch, buôn bán rôm rả ở đầu nguồn.
Dân An Giang có câu “Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”. Đó là tháng bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Mùa đánh bắt cá của bà con khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng cho đến khi nước giựt.
Rõ là tay lái xe đang giở trò sàm sỡ. Dưới mấy gốc sanh già đang đổ bóng râm, tay lái xe một tay giữ chặt ghi đông xe đạp của cô gái, một tay quờ nhanh lên ngực cô. Có lên cơn thì bước về thành phố, ở đây không có đất cho mày giở trò mèo mả gà đồng.
Bắt nguồn từ hữu ngạn dòng Mekong, kênh Vĩnh Tế có chiến lược quan trọng bậc nhất trong hệ thống kênh đào miền châu thổ Cửu Long. Giờ đây, ven bờ Vĩnh Tế, nhà cửa khang trang, tạo nên sức sống phồn thịnh, cư dân biên giới luôn ghi nhớ công ơn mở mang bờ cõi của bậc tiền nhân.
Mỗi lần đi ra bến, các bà, các chị đều đem theo thau quần áo. Chiếc thau nhôm nào cũng đục cái lỗ, cột sợi dây, chi vậy trời? Rồi tôi cũng có câu trả lời khi lần đầu xuống bến tắm sông cùng chị Tím.
Tại xã Hiệp Xương (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), nhiều năm qua, chú Nguyễn Văn Miểng (thường gọi Mười Miểng) đã âm thầm xây dựng sẵn những kim tĩnh để hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn khi gặp hữu sự. Nghĩa cử cao đẹp của chú được người dân trân quý.
Nghề đi ghe của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm được xem là nét văn hóa sông nước đặc trưng miền đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Từ lâu, họ sử dụng chiếc ghe làm phương tiện đi lại trên sông, rạch, với các hoạt động đánh bắt thủy sản và kết nối giao thương hàng hóa rất độc đáo.
Tháng 4, nắng biên giới chan chát dội xuống những cánh đồng đang mùa thu hoạch lúa. Đất trời dù khắc nghiệt, nhưng đời sống người dân vẫn cứ hối hả với giọt mồ hôi để góp phần đổi thay miền đất đầu nguồn.
“Mẹ lớn tuổi rồi, nghỉ ngơi đi, chứ làm cực khổ vầy hoài, tụi con xót lắm! Nếu mẹ vẫn muốn kiếm thuốc nam từ thiện, khi nào rảnh, con tiếp mẹ đi sưu tầm. Mẹ đừng trồng nhiều, sức nào chịu nổi!” - ông Lê Văn Cứ (ngụ xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) buông lời can ngăn người mẹ 63 tuổi. Giữa trưa nắng, mẹ ông, bà Hồ Thị Hà vẫn miệt mài bên “kho báu” của mình: Vườn thuốc nam do chính tay bà trồng.
Được xem là nghề hạ bạc nên đời sống của dân câu lưới chẳng mấy khi khấm khá. Tuy nhiên, họ vẫn lặn lội ngày đêm để có được chén cơm ngon, manh áo ấm cho gia đình. Vì thế, cái Tết của họ dù có đơn sơ nhưng cũng ấm áp, nhẹ nhàng và phảng phất chút gì rất riêng của nghề sông nước.
Khi những cơn gió chướng se se lạnh đi qua, nàng xuân bẽn lẽn trước ngõ mang theo tia nắng ấm áp sưởi cành mai chực chờ, len lén hé nụ đón mùa xuân rộn ràng. Xuân về Tết đến, ở mỗi vùng miền trên đất nước có những phong tục, tập quán đón Tết khác nhau. Khi những cánh mai vàng e thẹn bung nụ, nở xòe lung lay trước gió dưới làn nắng ấm là Tết đã về với vùng đất miền Tây Nam Bộ. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc và đặc trưng của vùng sông nước hữu tình.